Câu chuyện về DYNO – Chú khủng long năng động

28/03/2022

Hệ sinh thái EWAY trải qua gần 13 năm hình thành và phát triển đến nay đã có tới 8 công ty thành viên đồng hành và phát triển. Hôm nay, Người sẽ đem đến câu chuyện về một gia đình trong hệ sinh thái EWAY – Gia đình nhà Nô (DYNO) mọi người nhé 😀

Đa phần các chiến hữu sẽ biết gia đình nhà Nô gia nhập vào hệ sinh thái EWAY vào tháng 5 năm 2017, nhưng thực chất DYNO có một lịch sử hình thành rất lâu đời! 

2014 khi lĩnh vực Big Data và AI đang phát triển hơn bao giờ hết, những anh em thế hệ Gen 1 của gia đình DYNO lúc đó phần lớn đều là đồng nghiệp tại VCCORP và MWORK. Trong quá trình làm việc, các thành viên sáng lập của DYNO đều nhận thấy có 2 điểm bất hợp lý: 

  • Thứ nhất, đều không cảm thấy được đánh giá đúng năng lực và đóng góp thực tế.
  • Thứ hai, mong muốn tạo ra những sản phẩm có giá trị thật cho người dùng, cho xã hội chứ không phải những sản phẩm thuần kiếm tiền (móc túi người dùng). 

Cùng chung một tầm nhìn, 20/10/2014, gia đình nhà Nô chính thức được thành lập, gia nhập vào cuộc cách mạng dữ liệu – Big Data và hướng đến tương lai ứng dụng AI để giải nhiều bài toán lớn của xã hội!

Đến tháng 5 năm 2017, sau hơn 3 năm hình thành và phát triển, DYNO quyết định gia nhập vào hệ sinh thái EWAY để hiện thực hóa tầm nhìn và trở thành bộ não công nghệ cho hệ sinh thái EWAY!

Ở đây chúng ta có hai cách lý giải về ý nghĩa cái tên của gia đình nhà Nô. Thực tế, ban đầu khi ngồi lại bàn bạc để thành lập lên DYNO, các founder đều yêu thích hình ảnh những chú khủng long, đơn giản vì chúng to lớn, hung dữ, mạnh mẽ và “oai” nữa. Đáng ra tên của gia đình nhà Nô sẽ là “DINO”  (viết tắt của dinosaur: khủng long). Tuy nhiên thì DINO đã hết tên miền, các founder đã thực hành một cú quay xe lịch sử sang cái tên mới là “DYNO”:  sự kết hợp hoàn hảo giữa Dynamic (năng động + năng nổ) với Dinosaur (hình tượng mạnh mẽ, to lớn). 

Các sản phẩm của DYNO đều hướng tới việc đổi mới sáng tạo và vận dụng Big Data, AI để giải quyết các bài toán lớn của xã hội. Một sản phẩm cụ thể của DYNO đó chính là vườn ươm (incubation) đầu tư, hỗ trợ và phát triển các ý tưởng liên quan đến công nghệ và sản phẩm mới. Số lượng các bài toán thử nghiệm của DYNO từ trước tới nay là vô cùng nhiều và hầu hết đều liên quan đến Big Data và Ai. Hiện tại thì vườn ươm đang được ứng dụng vào rất nhiều doanh nghiệp khác nhau, trong đó có thể kể đến như KALAPA, RIO, Dakapital,…

Cơ cấu của gia đình nhà Nô cực kỳ đơn giản với 2 team là Tech và non-tech với hai nhiệm vụ:

  • Tech – giải các bài toán công nghệ.
  • Non – tech: Tìm bài toán và đưa lời giải (các sản phẩm) ra thị trường.

Ở gia đình nhà Nô cũng có ban lãnh đạo giống như bao công ty khác. Tuy nhiên thì ở nhà Nô sở hữu phong cách lãnh đạo servant leadership, ban lãnh đạo chính là những người định hướng, giúp đỡ và cung cấp tài nguyên cho các thành viên của gia đình nhà Nô, mọi người yêu thương và giúp đỡ nhau hết mình, chính vì thế dù có chức danh lớn nhưng khoảng cách giữa các cấp bậc đã được thu hẹp lại rất nhiều và giúp nhà Nô trở thành 1 gia đình đúng nghĩa

Khác với khá là nhiều gia đình khác, với văn hóa phẳng đã giúp DYNO trở thành 1 gia đình đúng nghĩa. Mọi người ở gia đình nhà Nô luôn yêu thương, quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau, đồng thời thì giao tiếp không phân biệt cấp bậc giúp các sếp gần gũi với anh em nhân viên hơn.

Giống như loài nào đó, gia đình nhà Nô có tính tập thể cực cao. Mọi người làm gì cũng sẽ cố gắng đoàn kết để làm cùng nhau. Đơn giản có thể kể đến như mua đồ cùng nhau, đi ăn cùng nhau, đi chơi cùng nhau, đi chạy cùng nhau hoặc có thể là đi ngủ cùng nhau (Khi đi trekking). 😀

Ở gia đình nhà Nô thì cà phê là thứ không thể thiếu. Theo như số liệu Người thống kê thì lượng cafe dao động trong cơ thể các thành viên nhà Nô lên tới 45%-75%. “Nước lọc thì có thể không có chứ cafe là phải có” – COO Huyền Tô 😀

Link chia sẻ 12 giờ

Post Author: Hạnh Nguyễn Mỹ