EIF số 1 -“Câu chuyện giao tiếp” bàn về vấn đề hay gặp phải trong giao tiếp hằng ngày. Khách mời của chương trình, anh Phan Phương Đạt cùng người tham dự đã đưa ra góc nhìn của mình về một số vấn đề điển hình trong giao tiếp.
Trong case study 1 về giao tiếp có những ý kiến trái chiều, khiến ta không kiểm soát được cảm xúc dẫn đến căng thẳng, không trao đổi được tiếp... Quan điểm của anh HưngPH, đó là tìm kiếm nguyên nhân gây nên cảm xúc tiêu cực. Nếu như biết mình đang tức giận và hiểu lý do vì sao, thì sẽ giúp ta bình tĩnh hơn trong đối thoại. Anh Tú Phạm bổ sung rằng, ta sẽ chỉ tức giận với những gì mình quan tâm, hãy tự đặt câu hỏi “Tại sao coi trọng cái này hơn cái khác”. Còn với anh Phan Phương Đạt, đàm phán là một cuộc hội thoại có mục đích. Vì vậy, muốn thuyết phục, ta cần bám vào mục đích này trong suốt cuộc trò chuyện. Điều này giúp ta kiểm soát cảm xúc bản thân, lấy lại bình tĩnh và đưa cuộc trò chuyện đi đúng hướng. Anh Đạt có đưa ra vài gợi ý như: xem người mình trao đổi là ai, luôn lắng nghe có chủ đích (nghe nội dung, quan điểm) và trong suốt cuộc trao đổi cần quan sát đối phương, để biết cảm xúc của họ ra sao….
Với việc gặp khó khăn khi nói chuyện với người không có cùng logic. Theo anh Đạt, khi không cùng logic với mình, có nghĩa là họ không quan tâm hoặc quan tâm rất ít tới chủ đề của mình. Hãy xem mục đích cuộc trò chuyện của mình là gì để có thể có những cách giải quyết hợp lý. Còn anh KhoaDV, lại thường đặt những câu hỏi dạng: What, Why, How.. trả lời được những câu hỏi này sẽ giúp tạo ra cùng 1 mặt phẳng và logic để nói chuyện.
Trong một buổi họp, có người có ý kiến nhưng lại không dám nói ra? Đây là trường hợp mà chị Mai Anh thắc mắc, cũng là vấn đề không của riêng ai. Anh HuânTT đã từng sử dụng phương pháp “gặng hỏi”, còn anh KiênLT thì gặp riêng từng người. Anh Đạt đã đưa ra một số quan điểm như: muốn mọi người cởi mở chia sẻ thì phải tạo được tâm lý an toàn cho người đối thoại, có thể sử dụng ẩn danh, bước đầu là để có thông tin, để hiểu được những phản ứng thật….giúp tìm ra hướng giải quyết sau này.
Có rất nhiều người khó nói lời từ chối khi được nhờ làm việc gì đó. Ví dụ như anh ĐộPK, học CNTT, khi về nhà được cả nhà “xếp hàng máy tính ra để nhờ cài win”. Hay như chị ThủyLTT, cũng hay “được nhờ vả” khó chối từ. Chia sẻ kinh nghiệm này, chị NgaDT cho rằng, nên từ chối ngay từ đầu, thà “mất lòng trước mà được lòng sau”. Anh Đạt gợi ý, đây là phạm trù tâm lý, hãy thử bứt ra khỏi tình huống bằng cách hoãn binh, từ chối qua email,…
Kiến thức và kinh nghiệm được chia sẻ trong chương trình EIF số 1- Câu chuyện giao tiếp- khá thú vị và bổ ích, hy vọng sẽ phần nào giúp các bạn có được những “pha xử lý” đẹp mắt hơn với các vấn đề giao tiếp trong tương lai.
Đừng quên EWAY Internal Forum sẽ được tổ chức mỗi tháng 1 lần. Hãy cùng đợi EIF số 2 với chủ đề sẽ được bật mí sau nhé!
ĐTV
Link chia sẻ 12 giờ