Trong 2 năm trở lại đây, chúng ta đã không còn xa lạ với khái niệm Covid-19 cùng những tác hại mà nó gây ra. Đứng trước thực trạng chúng ta phải thích ứng với trạng thái “bình thường mới”, việc hiểu đúng về dịch bệnh và các biện pháp để bảo vệ bản thân là điều vô cùng cần thiết với mỗi người. Cùng Người EWAY nhìn lại “EIF 05: Covid và Thông tin phòng bệnh” để hiểu hơn về vấn đề này mọi người nhé!
1. Covid-19 là gì?
COVID-19 là một căn bệnh truyền nhiễm do vi-rút có tên SARS-CoV-2 gây ra. Được phát hiện vào tháng 12 năm 2019 ở Vũ Hán, Trung Quốc, Covid-19 đã nhanh chóng bùng phát ra khắp các nước trên thế giới và trở thành vấn đề toàn cầu.
Người mắc COVID-19 thường mang các triệu chứng dễ nhận biết, giống như cảm lạnh, cúm hoặc viêm phổi. Tuy nhiên, COVID-19 có thể tấn công phổi, toàn bộ hệ hô hấp của người bệnh và ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể.
2. Cách lây lan của Covid-19?
COVID-19 lây lan qua đường hô hấp, người nhiễm bệnh phát tán virus ra môi trường qua giọt bắn và các hạt rất nhỏ. Những giọt bắn và hạt có chứa virus này có thể bị hít vào hoặc rơi vào mắt, mũi hoặc miệng của người khác. Trong một số trường hợp, virus Covid-19 có thể bám vào các bề mặt và gây bệnh cho những người tiếp xúc. Những người ở gần hơn 6 feet (1.83 m) so với người bị nhiễm bệnh có khả năng bị nhiễm bệnh cao nhất.
COVID-19 lây lan theo ba cách chính:
- Hít vào không khí khi ở gần người bị nhiễm bệnh đang thở ra những giọt nhỏ và các hạt có chứa vi-rút.
- Để những giọt nhỏ và các hạt có chứa vi-rút rơi vào mắt, mũi hoặc miệng, đặc biệt là thông qua sự bắn tóe và tia xịt như ho hoặc hắt hơi.
- tiếp xúc trực tiếp với các vật thể có vi-rút trên đó.
3. Diễn biến bệnh?
- Incubation – Giai đoạn ủ bệnh
- Từ lúc nhiễm – 14 ngày
- Trung bình 5 ngày
- Không triệu chứng
- Xét nghiệm nhanh âm tính
- Xét nghiệm RT-PCR âm tính
- Symptomatic – Giai đoạn phát bệnh
- Có triệu chứng cúm
- Kéo dài khoảng 1 tuần
- Virus nhân lên mạnh, lây mạnh
- XN nhanh dương tính
- RT-PCR dương tính
- Miễn dịch tự nhiên: (+)
- Early Pulmonary Phase – Giai đoạn pha phổi sớm
- Giảm ôxy máu âm thầm
- Kéo dài # 5-7 ngày
- Hệ miễn dịch hoạt động mạnh, rối loạn, trở nặng
- Lượng virus giảm thấp
- Xét nghiệm nhanh âm tính
- Late Pulmonary Phase – Giai đoạn pha phổi muộn
- Hệ miễn dịch tiếp tục rối loạn
- BN suy hô hấp giảm ôxy máu tiến triển
- Phổi cứng
4. Vaccine và phòng chống Covid-19
- Người đã mắc COVID-19 chưa tiêm vaccine có khả năng mắc lại COVID-19 cao hơn người được tiêm đủ 2 mũi vaccine 5,49 lần.
- Tất cả mọi người từ 16 tuổi trở lên đều có thể tiêm nhắc với thời gian từ 6 – 18 tháng sau khi tiêm mũi 2.
- Thông tin chi tiết tham khảo tại: https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/booster-shot.html
5. Thích ứng với Covid-19
- Về nhận thức: Chúng ta phải hiểu biết cặn kẽ về căn bệnh cũng như hiểu rõ các khả năng lây nhiễm, cập nhật liên tục các thông tin từ cơ quan chính phủ để có thể chấp hành nghiêm túc các quy định phòng – chống dịch bệnh.
- Về hành động cụ thể: Chúng ta phải thực hiện nghiêm túc và có trách nhiệm nguyên tắc 5K trong hầu hết các hoạt động xã hội, song hành với đó là các kỹ năng cơ bản để sống chung với dịch như:
- Thực hiện thông điệp 5K một cách nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả, có trách nhiệm và đồng bộ: mỗi một “K” đều phải thực thi đúng chuẩn, không qua loa, đối phó.
- Bên cạnh đó chúng ta còn phải vận động mọi người xung quanh cùng hưởng ứng thực hiện.Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19: Đừng chần chừ vì đây là ưu tiên quan trọng cùng với thông điệp 5K, chúng ta phải hiểu rõ nguyên tắc “vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất”
- Về vấn đề chăm sóc sức khỏe: Chúng ta cần phải được tư vấn đầy đủ và kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến sức khỏe nói chung và nghi ngờ COVID nói riêng, chúng ta phải chọn một cơ sở y tế mà mình cảm thấy thuận tiện, từ đó thiết lập nên một kênh liên lạc để nhận được sự tư vấn từ bác sĩ. Bên cạnh đó, việc cài đặt các ứng dụng được khuyến cáo nhằm cảnh báo nguy cơ tiếp xúc gần rất cần thiết như ứng dụng PC-COVID.
- Nâng cao thể trạng: Hơn lúc nào hết, chúng ta phải quan tâm đến việc giữ gìn sức khỏe, nâng cao sức đề kháng của cơ thể bản thân mình bằng cách ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau quả. Cần từ bỏ hoặc giảm tối đa các yếu tố gây hại (nếu có) như rượu bia, thuốc lá… thay vào đó là sự rèn luyện, bồi bổ về thể chất lẫn tinh thần một cách khoa học và hợp lý. Khoa học ở đây có nghĩa là làm đúng theo hướng dẫn, còn hợp lý ở đây là tùy thuộc theo điều kiện hiện tại của bản thân.
- Vệ sinh nhà và nơi làm việc có sử dụng chất sát khuẩn: Đây là việc nên làm thường xuyên, vừa ngừa được COVID-19, vừa ngừa được nhiều bệnh nhiễm khuẩn khác.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Đây có thể xem như một cơ hội để chúng ta “ghi điểm” đối với người thân của mình khi thực hiện “1 cung đường, 2 điểm đến” hay nói cách khác “đi đến nơi, về đến chốn”. Có nghĩa là từ nay chúng ta sẽ không còn “la cà” như xưa nữa, mà mỗi khi tan ca, ta lại trở về nhà và thực hiện trách nhiệm đối với gia đình.
- Đối với những người có bệnh nền: Với người có các bệnh nền như đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim, suy thận, bệnh phổi mạn tính… cần tuân thủ quy trình điều trị một cách tuyệt đối, phải kiểm soát được bệnh của mình, phải cùng với bác sĩ đặt ra các tình huống có thể xảy ra trong thời dịch bệnh và các phương án ứng phó để không bị động, bất ngờ.
Chấp hành tuyệt đối các quy định về phòng chống dịch bệnh để chung sống an toàn!
Link chia sẻ 12 giờ