Anh Phạm Phương Tú hiện tại đang làm CTO (Giám đốc công nghệ) của AdFlex. Anh vừa làm việc với máy móc, hạ tầng, tạo sản phẩm, vừa vận hành, duy trì nó, vừa tuyển người, dùng người, giữ người, dạy và sa thải những người không phù hợp. Bên cạnh đó, anh còn đang phụ trách thêm mảng Learning & Development của AdFlex. Đó là khối lượng công việc khổng lồ, vì vậy bộ phận HRBP đã “rất tranh thủ” để có thể phỏng vấn với anh Tú.
- Bản thân anh Tú đã học tập và phát triển bản thân như thế nào ạ?
Đầu tiên anh là 1 lập trình viên, sau đó anh đã làm việc ở các công ty khác nhau với các nhiệm vụ, chức năng khác nhau. Rồi anh thành lập nên DYNO cùng với anh em, lúc đó anh là CTO của DYNO, 1 thời gian sau làm CTO của EWAY, sau 1 năm anh thành CTO của AdFlex. Trong quá trình đó, anh làm nhiều các sản phẩm khác nhau, các sản phẩm này đều có điểm chung là không liên quan gì đến nhau cả. Riêng từ khoảng tháng 10/2018 – 10/2020, AdFlex từ 2 sản phẩm đã thành 6 sản phẩm. Tức là trung bình cứ 5,6 tháng lại có 1 sản phẩm mới, đấy là 1 guồng quay rất là gấp tức là 2-3 tháng đưa ra sản phẩm mới, sau đó phải phát triển và hoàn thiện sản phẩm. Để vượt qua việc này, anh bắt buộc phải tự học bằng mọi cách.
Về phương pháp học, phải hiểu bản thân mình học bằng cách nào là hiệu quả nhất.
Coi tất cả mọi thứ đều vui vẻ và làm thứ mình thích vì khi được làm những thứ mình thích, làm mình vui vẻ thì mọi thứ không còn nặng nề, không phải học hay phải hoàn thiện bản thân. Nó là việc em hiểu thế mạnh của mình là gì, em tận dụng thế mạnh để làm gì. Mỗi người có tri thức chuyên gia ở các ngành khác nhau, vì vậy hãy tập trung vào phát triển điểm mạnh và cải thiện dần điểm yếu của mình chứ không phải hoàn thiện tất cả mọi kỹ năng, điều đó là không thể.
Bản thân mỗi người sẽ có 3 tầng: biết, làm được và dạy được. Anh luôn cố đẩy mình vào tầng dạy được. Vì để dạy được, em phải hiểu và dùng ngôn ngữ dễ hiểu để diễn tả, điều đó làm em đúc kết kiến thức được rất cao.
- Động lực để anh luôn luôn học tập là gì ạ?
Mỗi người có động lực khác nhau
– Vì mong muốn
– Vì lo sợ
Anh không quan tâm anh làm việc này anh được lợi gì trong ngắn hạn, đơn giản anh làm vì mọi người cần, làm thế này tổ chức sẽ tốt lên, tổ chức tốt lên thì anh cũng tốt lên (Động lực giúp đỡ mọi người)
- Anh học tập theo những cách nào ạ?
- Học khóa học offline
- Học online trên coursera
- Nghe sách nói, đọc sách giấy
- Học từ đồng nghiệp
- Nhận 1 vị trí mới để học
- Quan sát mọi người cách mọi người hành xử với công việc
- Nhận feedback từ mọi người để xem quan điểm của mọi người về bản thân mình như thế nào
- Anh sắp xếp thời gian để học tập như thế nào ạ?
Anh tận dụng thời gian một cách tối đa: vừa rửa bát vừa nghe sách nói, vừa đạp xe vừa nghe sách nói. Trong giờ rảnh buổi tối, anh học khóa học online, thu xếp cuối tuần thứ 7, chủ nhật học khóa học bên ngoài.
Quản lý thời gian là vô cùng quan trọng, anh có dùng các app để quản lý bản thân tập trung, ví dụ có những app: freedom, white noise hay forest.
- Anh có lời khuyên gì dành cho mọi người về việc học tập không ạ?
Hãy học như 1 đứa trẻ: đi và ngã, đi và ngã và sẽ đến lúc đứa trẻ ấy không ngã nữa.
Ví dụ khi bọn em không biết gì, sau công việc đầu tiên khoảng 2, 3, 4, 5 năm, em sẽ có tri thức ngành, và có thể sẽ trở thành chuyên gia lĩnh vực đó. Nhưng thường sau đó, mọi người lo sợ, nếu thay đổi bản thân, thay đổi công việc, làm những thứ không liên quan, đi từ số 0, thì sẽ không dám làm. Nhưng những đứa trẻ nó đi và ngã, mục đích là đi được và việc ngã là chấp nhận được, nó biết sau mỗi lần ngã nó sẽ trưởng thành lên.
Không chỉ trong phát triển bản thân mà có còn liên quan đến phát triển đội ngũ trong công ty, thành lập bộ phận. Phát triển bất cứ kỹ năng gì cũng là đánh đổi. Về cơ bản con người từ 20-25 tuổi, không phát triển về trí nhớ nữa, em phải biết đúc kết, giữ lại cái em muốn, hoặc gạn bớt những kiến thức không cần thiết. Và nếu em không làm gì thì bản thân của mình sẽ không thể phát triển đi lên được.
Các em cần phải nâng cao khả năng tổng hợp và đúc kết thông tin thành tri thức của mình. Vì thông tin chỉ là thông tin, em có đúc kết thành tri thức để áp dụng nó là việc khác.
Kết thúc bài viết này, bộ phận HRBP xin gửi lời cảm ơn tới anh Tú PP đã dành thời gian để tham gia cuộc phỏng vấn ngắn của HRBP và cảm ơn anh Tú đã chia sẻ rất nhiều điều bổ ích về cách học tập, rèn luyện và quản lý thời gian của bản thân ạ.
Diệp NH
Link chia sẻ 12 giờ