Nhiếp ảnh gia Bùi Thắng “thức tỉnh” niềm đam mê nhiếp ảnh của người Eway

14/09/2016

Điềm đạm và từ tốn, Nhiếp ảnh gia Bùi Hồng Thắng bắt đầu buổi trò chuyện với các bạn yêu ảnh Eway bằng những câu chuyện cuộc đời mình, nhân duyên mình đến với nhiếp ảnh. Như đã giao hẹn từ trước, anh không nói về kỹ thuật hay may móc, anh chỉ dẫn dắt các bạn trẻ tìm lại niềm đam mê đích thực của mình và làm sao để nuôi dưỡng nó trước rất nhiều sự cám dỗ ngoài lề.

Anh Thắng khuyên các bạn trẻ không nên chạy theo trào lưu, bắt chước những gì mà người khác đã làm; đi hàng trăm cây số đến vùng cao để chụp những bức ảnh giống hệt người khác. Thay vào đó, hãy chú ý quan sát những gì ngay bên cạnh mình. Chụp nhiều hơn để cảm nhận và chia sẻ.

Một lời khuyên thú vị anh tâm sự, hãy “vứt bỏ” 10.000 bức ảnh đầu tiên của bạn để sau đó chúng ta bắt đầu có những bức ảnh giá trị hơn.

Trò chuyện

Lắng nghe

5

Ở thể loại ảnh chân dung, anh Thắng chia sẻ các tác phẩm của mình, chỉ ra sự khác biệt trên từng bức ảnh mà anh sáng tác.

Chụp chân dung là một thể loại khó. Không phải cứ cầm một chiếc máy lên rồi bảo người khác cười để chụp là đẹp mà cần phải có sự kết nối giữa người chụp và nhân vật. Cho tiền người khác để làm mẫu là một hành động anh rất phê phán. Theo anh hành động đó khiến chúng ta dung túng cho bản thân sản sinh ra những bức ảnh na ná trên mạng, không nội dung, không có câu chuyện. Muốn nhân vật cười thật tự nhiên, anh đùa tếu, khuôn mặt nhiếp ảnh gia khi đó cũng phải thật… buồn cười. Anh nhấn mạnh, phải trò chuyện, biết người biết tên, thấu hiểu cuộc sống nhân vật để kể truyện bằng giọng của mình chứ không phải người khác. Anh nhắc lại thái độ khi chụp ảnh quyết định tác phẩm của mình sẽ ra sao.

Anh Thắng bất chợt đặt câu hỏi khiến nhiều bạn giật mình: “Đã bao lâu rồi các bạn chưa chụp ảnh người thân, gia đình, bạn bè?” Những nhân vật ngay bên cạnh chúng ta chính là nguồn cảm hứng dồi dào nên theo đuổi. Đừng mất công đi xa, qua hàng trăm ngàn cây số lên những vùng cao chỉ để chụp những người mà bạn không nhớ tên.

Anh Thắng cũng gợi ý công ty Eway nên có bộ sách ảnh chụp chân dung của tất cả nhân viên. Giá trị của bộ ảnh sẽ trở nên vô giá theo thời gian.

 

Chụp nhịp cầu cuối

Nói về thể loại ảnh phong cảnh, theo anh, một bức ảnh giá trị nằm ở thời điểm và nội dung bức ảnh lưu giữ. Anh Thắng lấy ví dụ cây cầu xây tới nhịp cuối cùng mà anh cất công đi thuyền ra giữa sông chụp được. Chắc chắn rằng không ai có thể có lại được bức ảnh như vậy sau thời điểm cây cầu hoàn thành. Việc đi tìm những đề tài mới lạ, “của riêng” như vậy sẽ nuôi dưỡng niềm đam mê trong mỗi một người cầm máy.

 

3

Một câu chuyện khác khi anh được thuê để chụp bộ ảnh cho một hãng du lịch thuyền trên vịnh Hạ Long. Sau một ngày trời ảm đạm gần như không có gì hay ho để sáng tác, anh bất chợt bắt được khung hình vịnh ẩn hiện sau làn sương. Đôi lúc anh có những bức ảnh để đời trong trạng thái tâm trạng không tốt. Nhưng chính trạng thái đó lại âm thầm ăn sâu vào từng bức ảnh, lưu giữ tâm tư, tình cảm của anh vào khuôn hình. Và chính điều đó làm nên điều đặc biệt của tác phẩm.

 

4

7

6

Trong nhiều năm trở lại đây, anh Thắng nghiên cứu sâu hơn về thể loại chụp ảnh toàn cảnh 360 độ. Giải thích cho sự lựa chọn này, theo anh đấy là do thể loại chụp toàn cảnh 360 độ này mới lạ, hấp dẫn và rất công phu. Đặc biệt khả năng thể hiện của ảnh 360 độ là rất hiệu quả. Người xem sẽ có cảm giác như đứng tại địa điểm chụp. Và tác phẩm sẽ càng trở nên ý nghĩa đối với những người không có khả năng đến được những địa điểm đặc biệt như biển đảo Trường Sa.

Những bức ảnh của anh trong thể loại này cũng gây ra cuộc tranh cãi nho nhỏ giữa các bạn ngồi xem. Nhiều bạn đưa ra các cách thức khác nhau để thực hiện những bức ảnh này. Tuy nhiên, anh Thắng vẫn giữ im lặng và bảo lưu quan điểm không chia sẻ về kỹ thuật trong buổi hôm nay mà chỉ tập trung vào vấn đề chính là thái độ chụp ảnh.

 

8

10

Luôn nhấn mạnh tới thái độ khi chụp ảnh quyết định tác phẩm của mình ra sao, anh Thắng khuyên tất cả các bạn yêu nhiếp ảnh nên trân trọng niềm đam mê của mình, nuôi dưỡng niềm đam mê ấy bằng những hành động đúng đắn, tránh chạy theo trào lưu một cách vô thức. Có như vậy, nhiếp ảnh mới có thể ở bên cạnh mỗi người một cách lâu dài và thực sự có ý nghĩa.

 

Sẽ theo đuổi đam mê

Cảm xúc sau buổi trò chuyện, anh Vũ Bảo Ngọc (bộ phận Pháp chế) tâm sự: “Từ giờ anh sẽ chụp ảnh nhiều hơn. Anh có máy ảnh nhưng lại thực sự rất ít chụp. Có lẽ đúng như anh Thắng nói, vì mình chưa nhìn nhận lại đúng thái độ của mình khi chụp ảnh nên đã bỏ quên mất niềm đam mê này thời gian vừa qua.”

 

Quan tâm gia đình nhiều hơn

Anh Đặng Đức Thắng (bộ phận HR) thì hồ hởi: “Tối Trung Thu anh sẽ tìm một địa điểm để chụp vợ con. Đã đến lúc mình phải quan tâm đến gia đình nhiều hơn rồi. Và còn gì hơn nữa là vừa được ở bên gia đình, vừa thỏa mãn được niềm đam mê nhiếp ảnh của mình. Thật tuyệt vời!”

 

Bùi Hồng Thắng là Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nổi tiếng với thể loại ảnh toàn cảnh 360 độ ở Việt Nam. Năm 2012 anh có buổi triển lãm ảnh 360º Panorama đầu tiên tổ chức tại Sofitel Plaza. Bộ ảnh bao gồm hơn 100 tác phẩm lưu lại nhiều danh lam thắng cảnh trên khắp đất nước Việt Nam, từ biển đảo Phú Quốc cho đến cao nguyên Hà Giang. Ngoài công việc chụp ảnh mà mọi người thường thấy, anh còn là founder, kiêm Graphic Designer công ty HDPano.

Cùng chiêm ngưỡng một số tác phẩm của anh tại: http://www.360cities.net/profile/thang_bui

Facebook của Nhiếp ảnh gia Bùi Thắng: https://www.facebook.com/bhthang/

TrungLM

Link chia sẻ 12 giờ

Post Author: trunglm